Hàn hóa nhiệt là mối hàn thường dùng với các loại vật liệu đồng, thép, có khả năng đẩy nhiệt nhanh lên tới 3000 độ C. Mối hàn hóa nhiệt có vai trò quan trọng trong thi công hệ thống chống sét tiếp địa. Cùng tongkhochongset.vn tìm hiểu chi tiết về cách hàn hóa nhiệt tiếp địa trong bài viết này nhé.
Thế nào là hàn hóa nhiệt?
Hàn hóa nhiệt là phương pháp hàn ở nhiệt độ cao giúp tạo liên kết giữa các loại vật liệu kim loại như đồng, thép,… Đây là kỹ thuật thi công phổ biến trong hệ thống tiếp địa chống sét, giúp hàn cọc đồng, cáp đồng, hàn cọc tiếp địa và các mối nối khác.
Ưu điểm, ứng dụng của phương pháp hàn hóa nhiệt
Hàn hóa nhiệt có khả năng tạo ra liên kết dẫn điện tốt, bền chắc, tuổi thọ cao nên có thể tồn tại lâu dài cùng với hệ thống chống sét. Vì thế hàn hóa nhiệt rất được ưa chuộng trong thi công xây dựng hệ thống tiếp địa chống sét hoặc tiếp địa an toàn cho các thiết bị cao áp. Cụ thể một vài ứng dụng của phương pháp hàn này như: Nối dây chống sét, hàn cọc sắt/thép với cáp đồng của hệ thống chống sét,…
Một số ưu điểm của mối hàn hóa nhiệt tiếp địa có thể kể đến như:
- Sử dụng kẹp hàn an toàn, dễ thao tác.
- Mối hàn có khả năng dẫn điện tốt, liên tục, không bị tăng điện trở do gỉ sét hoặc thay đổi dẫn chất theo thời gian.
- Mối hàn đẹp, bền, không bị ăn mòn, ít phải sửa chữa bảo dưỡng.
- Không cần dùng nguồn điện, dễ thi công, an toàn nhất là các hệ thống tiếp địa cao và phức tạp.
- Có thể tạo bất kỳ kiểu nối nào như kiểu nối ngã ba, kiểu dấu +, kiểu chữ T, kiểu nối song song,…
Xem thêm >>> Bật Mí Cách Đo Điện Trở Chống Sét “Đơn Giản – Hiệu Quả” Tuyệt Đối
Nguyên lý hoạt động của phương pháp hàn hóa nhiệt
Nguyên lý hoạt động của phương pháp hàn hóa nhiệt chống sét là dựa trên phản ứng nhiệt nhôm có khả năng tỏa nhiệt lớn. Cụ thể theo phương trình như sau:
- 3CU2O + 2AL = 6CU + AL2O3 + Nhiệt
Bột hàn hóa nhiệt gồm các chất phản ứng được đốt cháy thành dạng lỏng để tạo kết nối vĩnh viễn giữa các vật liệu. Phản ứng hàn hóa nhiệt tỏa nhiệt độ cao lên tới 3000 độ C làm nóng chảy các vật liệu kim loại, tạo ra nhôm oxit có độ bền cao, không han gỉ. Mối nối kim loại đồng nên có khả năng dẫn điện tốt, điện trở thấp.
Hướng dẫn cách hàn tiếp địa chống sét đúng chuẩn
Hàn tiếp địa chống sét sở hữu nhiều công dụng khác nhau, hiệu quả nối vật liệu tốt nhưng cũng rất nguy hiểm vì nhiệt độ tỏa ra rất lớn. Do đó cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ thiết bị cũng như thao tác hàn đúng kỹ thuật để đảm bảo an toàn, tạo ra được mối nối đẹp.
Các dụng cụ cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào hàn tiếp địa chống sét bao gồm: Khuôn hàn hóa nhiệt, bộ dụng cụ thi công chuyên dụng, thuốc hàn hóa nhiệt và kẹp khuôn. Khi đã có đầy đủ vật liệu dụng cụ, thực hiện hàn tiếp địa chống sét theo các bước sau đây:
Bước 1: Chọn thuốc hàn và khuôn hàn
Có rất nhiều loại khuôn hàn và thuốc hàn hóa nhiệt có thành phần và ứng dụng khác nhau. Do vậy cần chọn đúng và đủ loại thuốc hàn, khuôn hàn theo số lượng cáp, cọc tiếp địa, cọc phi,… cần hàn. Lưu ý các vật dụng trước khi hàn cần được vệ sinh sạch sẽ và khô hoàn toàn.
Bước 2: Vệ sinh và đặt các thiết bị hàn vào vị trí
Trước khi dùng nên vệ sinh khô lại lần nữa khuôn hàn. Ngoài ra các thiết bị cần hàn nên đặt sẵn vào vị trí cần hàn để việc thao tác sau dễ dàng, không bị nhầm lẫn. Lưu ý cọc, cáp và khuôn là mang tính cố định.
Bước 3: Kẹp giữ khuôn
Dùng tay kẹp và giữ cố định khuôn hàn, sau đó dùng miếng chít chuyên dụng để chít chẹp các mép hở của cọc, cáp và khuôn hàn. Nếu không có miếng chít có thể dùng đất sét bịt kín. Việc này đảm bảo thuốc hàn không bị chảy ra ngoài khi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm.
Bước 4: Đổ vật liệu và thuốc hàn vào khuôn
Đưa các miếng nhôm mỏng che kín lỗ dưới đáy khuôn hàn. Sau đó mới đổ thuốc hàn vào khuôn, việc này giúp thuốc hàn không bị chảy ra ngoài khi thực hiện phản ứng. Thuốc mối hàn hóa nhiệt được rải lên sau cùng để thuốc dễ bắt lửa hơn. Cuối cùng đậy nắp khuôn hàn lại.
Bước 5: Tạo lửa
Tạo lửa bằng súng mồi, sau đó bắn vào bên trong khuôn hàn để đốt cháy thuốc mồi, tạo phản ứng nhiệt nhôm. Lưu ý đưa lửa khéo léo ở mép khe được thiết kế sẵn của khuôn hàn.
Bước 6: Chờ phản ứng, vệ sinh mối hàn
Sau khi mồi lửa khoảng vài phút, phản ứng nhiệt nhôm sẽ kết thúc, dịch nóng chảy cũng sẽ đông lại tạo mối nối chắc chắn. Bạn chờ khoảng 5 – 10 phút cho mối hàn nguội hoàn toàn, sau đó mới mở tay kẹp, tháo khuôn ra, vệ sinh mối hàn. Khuôn hàn nên vệ sinh sau cùng sau khi chờ nguội 10 – 15 phút.
Thực hiện các bước tương tự với các mối hàn hóa nhiệt tiếp theo. Lưu ý sau mỗi mối hàn thì phải vệ sinh khuôn mới tiếp tục, không để nguyên khuôn bẩn chứa tạp chất để hàn mối sau. Như vậy khả năng bắt lửa rất kém, mối hàn cũng không đảm bảo.
Tổng hợp các lỗi thường gặp khi thực hiện hàn tiếp địa
Kỹ thuật hàn hóa nhiệt tiếp địa không quá khó, tuy nhiên với những kỹ thuật viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì có thể gặp phải rất nhiều lỗi. Lỗi có thể từ nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Tuy nhiên hầu hết nguyên nhân sâu xa là do không hiểu rõ nguyên lý hàn, vai trò của khuôn hàn, thuốc và sử dụng với lượng thuốc chưa phù hợp.
Dưới đây Chống sét Việt Nam đã tổng hợp một số lỗi thường gặp khi hàn hóa nhiệt tiếp địa, cùng tham khảo để tránh mắc phải nhé:
Lỗi thiếu thuốc hàn
Kỹ thuật viên mới thường chưa biết sử dụng lượng thuốc hàn như thế nào là đủ với mỗi mối hàn khác nhau. Tuy nhiên nếu làm theo đúng hướng dẫn thì thường không bị thiếu quá nhiều thuốc hàn. Hầu hết trường hợp thiếu thuốc hàn hóa nhiệt là do đơn vị thi công sử dụng tiết kiệm quá mức.
Dấu hiệu dùng thiếu thuốc hàn là các mối nối không đầy, bị lõm nhiều mặt. Mối hàn như vậy không đạt tiêu chuẩn, không ôm chắc vào cáp khiến mối nối rất xấu.
Lỗi cáp, cọc không khớp với khuôn hàn hóa nhiệt
Lỗi này thường do sử dụng khuôn hàn hóa nhiệt không phù hợp, không khớp thông số với cáp, cọc hàn. Tình trạng thường là cáp, cọ nhỏ hơn rãnh khuôn hàn hóa nhiệt, khiến thuốc chảy vào khe ra ngoài, khiến mối hàn bị thiếu, mất khả năng kết dính. Trường hợp này cần chọn đúng loại khuôn hàn, nếu không có thì khắc phục bằng chít hoặc đất sét bịt chặt lỗ hở.
Lỗi hàn khi khuôn hàn chưa nguội
Các đơn vị thi công ẩu thường gặp phải lỗi này khi không để thời gian chờ đủ để khuôn hàn nguội. Khuôn hàn còn nóng vừa không thể vệ sinh sạch, vừa khiến kỹ thuật viên khó thi công. Kết quả là khuôn thường không khớp, không được giữ cố định dẫn đến mối hàn bị lệch, lỗi,… Đúng kỹ thuật là phải chờ khoảng 10 – 15 phút để khuôn hàn nguội rồi mới hàn tiếp. Tuy nhiên tùy từng loại khuôn mà thời gian chờ đợi này có thể ngắn hoặc dài hơn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin tongkhochongset.vn tổng hợp về cách hàn hóa nhiệt tiếp địa, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn và ứng dụng tốt cho công việc. Nếu cần hỗ trợ thêm về kỹ thuật hàn hóa nhiệt hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.
- Chi nhánh Hà Nội: Số 29 ngõ 292 Kim Giang ,phường Đại Kim Quận Hoàng Mai Hà Nội – Hotline: 0972299666