Cọc tiếp địa là một phần quan trọng của công trình chống sét. Do đó, cần thi công đúng cách để đảm bảo hệ thống chống sét hoạt động an toàn. Hiện nay người ta thường ưu tiên sử dụng cọc tiếp địa mạ đồng để tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn chống sét. Vậy loại cọc nối đất này có cấu tạo và đặc điểm ra sao? Phân loại cũng như cách chọn cọc tiếp đất mạ đồng là gì? Mức giá của cọc tiếp địa này là bao nhiêu? Tất cả sẽ được tongkhochongset.vn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Cấu tạo, đặc điểm kỹ thuật của cọc tiếp địa mạ đồng ấn độ D16 RR của hãng Ramratna
- Cọc tiếp đất mạ đồng là thiết bị chống sét thông dụng nhất ngày nay. Nhìn chung cấu tạo của cọc nối đất mạ đồng này rất đơn giản, không rườm rà.
- Cấu tạo của cọc gồm lõi làm bằng thép cứng ở bên trong.
- Bên ngoài cọc sẽ được mạ một lớp đồng mỏng để tăng hiệu quả truyền sét xuống đất.
- Cọc tiếp địa mạ đồng Ấn Độ có đường kính D16
- Về chiều dài thì thông thường cọc có chiều dài L=2,4m.
- Cọc được chia thành 2 đầu, một đầu vót nhọn và một đầu bằng. Cả 2 đầu đều được tiện ren để nối các cọc lại với nhau trong trường hợp thi công tiếp địa theo phương pháp chôn sâu,
Một số công trình chống sét Việt Nam sử dụng cọc tiếp địa mạ đồng Ấn Độ RR D16 L=2,4m, để làm tiếp địa:
Hướng dẫn cách đo và kiểm định chất lượng cọc tiếp địa
Cách đo và kiểm định chất lượng cọc mạ đồng rất đơn giản. Dưới đây là quy trình thực hiện cụ thể nhất:
- Về chiều dài: Sử dụng thước đo hoặc thước dây để kiểm tra chiều dài của cọc, chiều dài cọc tiêu chuẩn hiện nay là 2.4m hoặc 3m.
- Về đường kính thân cọc: Đo đường kính của thân cọc tiếp địa mạ đồng là công đoạn rất cần thiết. Bởi nếu đường kính không đủ sẽ làm giảm tiết diện và giảm khả năng tiếp xúc với môi trường nối đất. Có thể dùng thước đo kẹp chuyên dùng để đo đường kính nhé!
- Về độ dày lớp mạ đồng tiếp địa: Yếu tố này liên quan đến độ bền cũng như tuổi thọ của cọc. Hơn thế nó cũng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng truyền dẫn thoát sét. Để kiểm tra chính xác độ dày lớp mạ đồng cần đến trung tâm kiểm định uy tín.
- Về chất lượng sản phẩm: Cọc cần đảm bảo chính hãng và sản xuất theo tiêu chuẩn. Như thế mới đảm bảo chất lượng khi đưa vào thi công. Trên thân cọc thường dập mã hàng, ký hiệu mã hàng và thương hiệu sản xuất. Ngoài ra trên bao bì cũng phải có đầy đủ thông tin sản xuất.
Cách lựa chọn cọc tiếp địa đúng chuẩn
Dưới đây là cách lựa chọn cọc tiếp địa đúng chuẩn nhất hiện nay:
Theo như tiêu chuẩn chống sét thì có thể sử dụng bất kỳ loại cọc nào cho công trình. Miễn là sau khi đóng cọc xong, điện trở suất đất có giá trị dưới 10 Ohm. Đây là trị số phụ thuộc vào số lượng cọc và chất lượng cọc (Gồm chất liệu và kích thước). Các giá trị này hoàn toàn có thể bù trừ cho nhau.
Thông thường, cọc tiếp địa mạ đồng sẽ được ưu tiên sử dụng cho các công trình nhỏ và vừa. Đặc biệt là công trình không gần các khu vực sông, suối. Loại cọc này rất dễ đóng và có chất lượng cao nên chỉ cần dùng với số lượng ít.
Riêng với các công trình lớn, xí nghiệp, nhà máy cần lựa chọn loại cọc tiếp đất mạ kẽm bằng thép. Đây cũng là sản phẩm được đánh giá cao trên thị trường với chất lượng không có gì bàn cãi. Sau khi thi công đảm bảo sẽ giúp hệ thống chống sét cho công trình hoạt động hiệu quả.
Kết luận
Cọc tiếp địa mạ đồng Ấn Độ D16 là vật tư được sử dụng nhiều trong hệ thống chống sét công trình. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết thêm nhiều thông tin về thiết bị hữu ích này. Hãy liên hệ với Chống Sét Việt Nam để được báo giá dịch vụ chi tiết hơn nhé!
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá tốt nhất:
- Chi nhánh Hà Nội: Số 11, Ngõ 116 Đường. Nguyễn Xiển, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội – Hotline: 0972299666
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.